Một số cách đơn giản để kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng máy tính, laptop
![]() |
Kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng PC, Laptop |
Thông thường để kiểm tra thông tin cấu hình máy tính trên hệ điều hành Windows bạn có thể dùng nhiều cách khác nhau từ thao tác trên giao diện đồ họa kể cả sử dụng các lệnh từ tiện ích có sẵn cùa Windows.
![]() |
Kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng máy tính, laptop |
Trong bài viết hôm nay tôi xin liệt kê ra một số cách đề chúng ta có thể xem cấu hình một máy tính bất kỳ laptop, PC ngay trên Windows một cách nhanh chóng, đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin máy tính cần thiết.
Cách 1: Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32
Bước 1: Truy cập vào hộp thoại run bằng tổ hợp phím
Bước 2: Tại hộp thoại run bạn gõ lệnh sau: msinfo32 sau đó nhấn Enter
Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,… Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái. Theo mình thì đây là tiện ích xem khá đầy đủ về thông tin của máy tính bạn đang sử dụng ngoại trừ một số chi tiết sâu bên trong không thể hiển thị được bắt buộc bạn phải sử dụng phần mềm.
Cách 2: Xem cấu hình máy tính bằng System Properties
Đây là thao tác đơn giản nhất mà đa phần bạn nào sử dụng máy tính cũng đều biết, nó được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ 98, XP, Vista, 7… tới Windows 10...
Bước 1: Mở hộp thoại Sytem Properties trên Windows bằng tổ hợp phím Windows + Pause/Break
Cách 3: Kiểm tra cấu hình máy tính với lệnh dxdiag
Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi Enter.
Kết luận: Như vậy qua bài viết trên thuthuat.xyz đã hướng dẫn các bạn một số cách đơn giản để kiểm tra cấu hình máy tính trên hệ điều hành Windows. Ngoài ra nếu bạn muốn xem chi tiết hơn các bạn có thể sử dụng một phần mềm tiện ích rất hay đó là CPU-Z. Chúc các bạn thành công. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này đến bạn bè và người thân nhé!
Đăng nhận xét